
Viêm da cơ địa phải làm sao? là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến ở Việt Nam, có khoảng 5% dân số có tình trạng này. Viêm da cơ địa không chỉ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà còn có thể dẫn đến những tác động tâm lý tiêu cực do sự mất tự tin về vẻ bề ngoài. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá nguyên nhân, triệu chứng của viêm da cơ địa, cũng như những cách phòng ngừa. Chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để kiểm soát và cải thiện tình trạng da của mình.
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa hày còn được gọi là bệnh chàm có dấu hiệu đặc trưng như xuất hiện các mảng da viêm đỏ, bong vảy, ngứa dữ dội, có khi da viêm đỏ rỉ dịch. Hành động gãi khiến da trầy xước, nhiễm trùng da và tăng đợt ngứa nhiều hơn.
Triệu chứng viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa sẽ xảy ra với mỗi trường hợp khác nhau vào từng độ tuổi và giai đoạn bệnh.
Ở trẻ sơ sinh cho đến 2 tuổi: Độ tuổi này bệnh viêm da cơ địa sẽ khởi phát ở các vùng như 2 bên má, quanh miệng, trán, thân mình, cổ, bẹn, các nếp da có ban đỏ, tróc vảy, nhiều mụn nước nhỏ vỡ ra chảy dịch gây viêm trợt. Vết loét đóng vảy, khô, có thể bị nhiễm vi khuẩn.
Ở một số bệnh nhi còn có dấu hiệu đi kèm khác như: tiêu chảy, viêm tai giữa. Bệnh làm trẻ mất ngủ, quấy khóc.

Ở trẻ em (2-12 tuổi): Da khô ráp, nứt nẻ, ngứa ở vùng da sau đầu gối, trên đầu gối, khuỷu tay, các nếp da,…Ở vùng da ngứa hình thành mảng lichen hóa dạng đĩa. Trẻ bị bệnh thường kèm với tình trạng đục thủy tinh thể, viêm kết mạc dị ứng.
Ở người trưởng thành: Ở tuổi trưởng thành, dấu hiệu sẽ ít biểu hiện hoặc da chỉ khô sần sùi kéo dài (bệnh mạn tính). Những biểu hiện cấp tính như xuất hiện nhiều ban đỏ, bề mặt da có mụn nước nhỏ, nông, chảy dịch gây phù nề, vảy tiết. Vùng da tổn thương thấy ngứa, nóng rát và sưng đau. Khi bệnh ở dạng mạn tính thì da tổn thương trở nên thâm sạm, dày sừng, nứt nẻ, ngứa âm ỉ đến dữ dội.
Nguyên nhân viêm da cơ địa

Bệnh có thể xuất hiện do ảnh hưởng bởi những yếu tố: cơ địa hay bị dị ứng; tiếp xúc thường xuyên với xà phòng, chất tẩy rửa, dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, nhiễm trùng cấp tính gây suy giảm miễn dịch, rối loạn nội tiết, căng thẳng thần kinh.
Có tới 80% các trường hợp viêm da cơ địa được ghi nhận có liên quan đến yếu tố di truyền. Trong gia đình, nếu bố hoặc mẹ bạn có tiền sử mắc bệnh liên quan đến miễn dịch (viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen suyễn) thì có nguy cơ cao bị viêm da cơ địa.
Ở một số trường hợp bệnh viêm da cơ địa đi kèm với hen suyễn, viêm mũi dị ứng và dị ứng thực phẩm tạo thành một phức hợp bệnh cơ địa dị ứng.
Cách điều trị viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa hiện nay được điều trị để giúp người bệnh giảm triệu chứng khó chịu như cơn ngứa, da bị đỏ, tránh nhiễm trùng da và các biến chứng…vì đây là bệnh mạn tính không thể chữa dứt điểm.
- Dùng thuốc chống ngứa: người bệnh được chỉ định dùng thuốc bôi chống ngứa, thậm chí uống thêm thuốc kháng histamine chống dị ứng.
- Kem dưỡng ẩm: bôi 2-3 lần/ngày để cải thiện tình trạng da bị khô, làm mềm da, tránh nứt nẻ gây nhiễm trùng.
Gợi ý cho bạn sản phẩm Kem Dưỡng Ẩm Dành Cho Da Khô Và Viêm Da Cơ Địa từ 3Bmine, nổi bật với thành phần Urea 15%, Glycolic Acid 10% cấp ẩm, dưỡng ẩm và khoá ẩm giúp cho làn da luôn mịn màng và ẩm nước. Đồng thời hỗ trợ tăng sinh tái tạo da, làm sáng và cải thiện kết cấu da. Giúp giảm các tình trạng viêm da, đỏ ngứa hiệu quả từ viêm da cơ địa. Sản phẩm không gây kích ứng, an toàn khi sử dụng.

- Bôi kem kháng viêm: sử dụng nếu da viêm, sưng đỏ, ngứa và hạn chế sử dụng khi da cải thiện. Thuốc kháng viêm thường chứa corticoid, cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu lạm dụng quá nhiều khiến màu da thay đổi, da mỏng, mọc lông, nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
- Điều trị kháng sinh: chỉ dùng trong thời gian ngắn nếu da nhiễm trùng. Nếu vết thương bị hở hay chảy dịch cần đắp gạc và vệ sinh thay băng mỗi ngày để tránh bội nhiễm.
Ngoài ra, người bệnh có thể chườm lạnh để giảm viêm và giảm ngứa ở da, tham gia các hoạt động vui chơi để giải tỏa căng thẳng, ngủ đủ giấc, tập thể dục, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh thức ăn dễ gây dị ứng, không tắm quá 20 phút một lần.
Cách phòng ngừa viêm da cơ địa:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thường xuyên, đặc biệt sau khi đổ nhiều mồ hôi.
- Bôi kem dưỡng ẩm cho da sau khi tắm để tránh khô da.
- Hạn chế tắm nước nóng để tránh kích thích da, gây ngứa và viêm.
- Sử dụng cố định loại nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng tắm gội dịu nhẹ, phù hợp với da.
- Bạn phải đọc kỹ thành phần để tránh gây kích ứng cho da.
- Hạn chế ăn hải sản, uống rượu bia, không hút thuốc lá,… có thể kích thích dị ứng, gây ngứa ngáy.
- Không tự ý mua thuốc chống dị ứng, cần uống theo toa của bác sĩ.
- Mặc áo thoáng mát, vải mềm, mỏng trong thời tiết nóng.
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
Bài viết liên quan
- EXOSOME LÀ GÌ? VÌ SAO NÓI EXOSOME ĐÔNG KHÔ VƯỢT TRỘI HƠN SO VỚI DẠNG THÔNG THƯỜNG?
- SONG CÁT VINH DỰ KÝ KẾT HỢP TÁC CÙNG KALIN BEAUTY & SKIN
- SONG CÁT VINH DỰ LÀ NHÀ TÀI TRỢ ĐỒNG HÀNH CÙNG HỘI NGHỊ DA LIỄU TOÀN QUỐC THƯỜNG NIÊN 2024 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
- TIẾP TỤC CHUỖI SERIES “KHÁCH THÍCH, SONG CÁT CHIỀU” TRAO TẶNG XE VISION VINH DANH ĐẠI LÝ VIP
- RECAP| WORKSHOP ZOOM ONLINE “GIẢI PHÁP KẾT HỢP DƯỢC PHẨM VÀ DƯỢC MỸ PHẨM TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA”
- WORKSHOP “NK CELL X NAD X EXOSOME: CÔNG THỨC TIÊN PHONG ĐIỀU TRỊ TRỌNG TÂM TỪNG VẤN ĐỀ DA” TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH & THÀNH PHỐ HÀ NỘI DIỄN RA THÀNH CÔNG RỰC RỠ
- VINH DỰ KÝ KẾT HỢP TÁC CÙNG THE LEAF BEAUTY & CHÚC MỪNG KHAI TRƯƠNG HỒNG PHÁT
- VINH DỰ TRAO TẶNG IPHONE 16 PROMAX 512GB TITAN SA MẠC ĐẾN ĐẠI LÝ VIP
- SONG CÁT VINH DỰ LÀ NHÀ TÀI TRỢ ĐỒNG HÀNH CÙNG HỘI NGHỊ DA LIỄU MIỀN NAM 2024
- BUỔI WORKSHOP ONLINE “NK CELL – THÀNH PHẦN TIÊN TIẾN ĐIỀU HÒA PHẢN ỨNG VIÊM TRONG ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ” DIỄN RA THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP