CÁCH CHĂM SÓC DA TỔN THƯƠNG MÀ BẠN GÁI NÀO CŨNG CẦN BIẾT!

Làn da của bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề khác nhau như mụn, tàn nhang, lão hóa, lỗ chân lông to … Dù là vấn đề nào, bạn cũng có thể tìm thấy quy trình dưỡng da và các sản phẩm chuyên biệt.

Tuy nhiên, với làn da bị tổn thương, da sẽ dễ dàng bị kích ứng và gần như không thể tiếp nhận bất kỳ sản phẩm dưỡng da nào. Với những bạn gặp tình trạng này, chăm sóc cho da là một vấn đề vô cùng nan giải, nhưng nếu bỏ qua việc chăm sóc, tình trạng da sẽ ngày càng tệ hơn và không có khả năng phục hồi.

Vậy giải pháp nào dành cho các bạn có làn da đang bị tổn thương? Liệu da có thể được phục hồi và khỏe trở lại hay không? Có sản phẩm dưỡng da nào dành cho làn da đang bị hư tổn không?

Nguyên nhân gây tổn thương da

Tùy vào mức độ tổn thương mà làn da sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau.Nhưng nhìn chung, là da bị hư tổn sẽ có biểu hiện nhạy cảm, da mỏng thấy mạch máu, dễ bị ửng đỏ, có thể cảm thấy nóng rát, nổi nhiều mụn, sạm đen … Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đên tình trạng da này.

  1. Sử dụng các loại kem làm trắng da không rõ nguồn gốc

Tình trạng da bị tổn thương do sử dụng mỹ phẩm làm trắng da không rõ nguồn gốc khá phổ biến ở Việt Nam. Thông thường, các sản phẩm làm trắng này chứa nhiều thành phần gây hại cho da, điển hình là corticoid.

Việc sử dụng hợp chất này trong thời gian dài và không có sự kiểm soát của bác sỹ sẽ khiến da mỏng dần, mất khả năng đề kháng, dẫn đến tình trạng da cực kỳ yếu, mỏng và nhạy cảm. Da sẽ bắt đầu nổi rất nhiều mụn li ti, mụn viêm… khi ngừng sử dụng corticoid. Đồng thời, da không thể tiếp nhận bất kỳ loại mỹ phẩm nào và luôn bị kích ứng.

  1. Sử dụng quá nhiều các sản phẩm điều trị

Việc sử dụng quá nhiều các sản phẩm điều trị, điển hình là, AHA, BHA, retinoids, benzoyl peroxide sẽ đẩy nhanh tốc độ sừng hóa da, trong khi da chưa kịp sản sinh ra lớp tế bào mới, khiến da trở nên mỏng và nhay cảm hơn.

Các bạn bị mụn và sử dụng sản phẩm trị mụn trong thời gian dài cũng sẽ khiến làn da bị khô tróc, dễ ửng đỏ, nhạy cảm với ánh nắng và trở nên yếu hơn.

  1. Điều trị thẩm mỹ

Đây là trường hợp do các bạn chủ động sử dụng một số phương pháp, liệu trình điều trị thẩm mỹ như laser trị nám, nặn mụn, lăn kim… Làn da trong giai đoạn điều trị này sẽ có những tổn thương nhất định. Nếu có phương pháp chăm sóc phù hợp, da sẽ phục hồi rất tốt, đẹp và khỏe hơn.

  1. Các yếu tố môi trường

Các tác nhân từ bên ngoài môi trường cũng là nguyên nhân khiến cho da bạn bị tổn thương. Việc tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mà không có sự bảo vệ sẽ khiến cho làn da bị bỏng nắng.

Thêm vào đó, ánh nắng mặt trời, môi trường ô nhiễm, nhiệt độ và thời độ thay đổi thường xuyên cũng là nguyên nhân kích thích sự phát triển của các gốc tự do, phá hủy cấu trúc da, làm tăng tốc độ lão hóa da, khiến da trở nên nhạy cảm, dễ bị dị ứng, kích ứng và tổn thương.

Quy trình chăm sóc da bị tổn thương

  1. Làm sạch

Làn da đang bị tổn thương không thể áp dụng phương pháp làm sạch 2 bước bao gồm tẩy trang, sữa rửa mặt như các loại da và tình trạng da khác. Vào lúc này , da chỉ cần một bước làm sạch dịu nhẹ. Sản phẩm dùng ở bước này tuyệt đối không chứa sulfate. Sữa rửa mặt cho da đang bị tổn thương có thể chứa các chất làm ẩm như glycerin và độ Ph cân bằng từ 5-6 nhằm đảm bảo cho da không bị khô và lớp màng hydrolipid trên bề mặt da không bị phá huỷ thêm.

  1. Làm dịu da

Thông thường, sau bước làm sạch, các bạn có thể sử dụng toner. Tuy nhiên, với làn da đang bị tổn thương, ở bước dưỡng da này, bạn nên sử dụng toner chuyên biệt dành cho da tổn thương để hạn chế rủi ro kích ứng và cân bằng lại độ PH.

Da bị tổn thương cũng đồng nghĩa với việc lớp màng hydrolipid trên da đã mất, không giữ được độ ẩm, khiến da rất dể bị khô tróc.

  1. Dưỡng ẩm

Đây là bước rất quan trọng trong  quy trình chăm sóc da. Làn da bị tổn thương cần tối giản các bước chăm sóc và tập trung vào việc dưỡng ẩm nhằm phục hồi lớp màng hydrolipid (màng ẩm tự nhiên của da) cho da. Ở bước này, các bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có công thức tối giản, chỉ chứa các thành phần cần thiết, đặc biệt là các thành phần như glycerin, ceramides, panthenol (vitamin B5), squalane, hyaluronic acid, Cúc La Mã, Rau Má…Đây là những thành phần vừa cung cấp độ ẩm tốt, vừa có khả năng củng cố và sửa chữa lớp màng ẩm tự nhiên trên da.

  1. Kem chống nắng

Làn da đang bị tổn thương càng cần đến sự bảo vệ hơn bao giờ hết. Chính vì thế, bạn không nên bỏ qua bước này vào mỗi buổi sáng. Tuy nhiên, trường hợp da đang quá yếu, tạm thời chưa thể sử dụng kem chống nắng, bạn nên tránh tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Khi da đã bắt đầu dùng được kem chống nắng, với tình trạng da hư tổn, bạn chỉ nên dùng kem chống nắng vật lý để giảm thiểu kích ứng da.

Bài viết liên quan